Khám Phá Toàn Bộ Quy Trình Đúc Trống Đồng
Ngày đăng: 2023-12-09 11:28:17
Lượt xem: 352
Trống đồng là một sản phẩm mang giá trị văn hóa sâu sắc và độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Với sự kỳ công và tinh hoa của các nghê nhân các sản phẩm trống đồng được chế tác từ nguyên liệu đồng thau cao cấp, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh tế và sang trọng. Để đúc được một quả trống đồng đẹp thừa hưởng tinh hoa đúc đồng dân tộc đòi hỏi sự điêu luyện và kinh nghiệm lâu đời của các nghệ nhân. Các sản phẩm ở đây không chỉ đảm bảo về chất lượng, độ bền mà còn phong phú mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khó tính. Hãy cùng khám phá quy trình tạo ra những tác phẩm trống đồng nghệ thuật này nhé.
Quy Trình Chế Tác Đúc Trống Đồng
Để có một sản phẩm trống đồng, các nghệ nhân phải thực hiện nhiều công đoạnh khác nhau:
B1. Tạo Khuôn Thủ Công
Một mẫu trống được chọn dựa trên các tác phẩm trống cổ đã được truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, hiện nay khách hàng có thể thoải mái lựa chọn mẫu mã và kích thước của trống theo ý thích. Từ đó các nghệ nhân sẽ tạo ra một bản vẽ hoàn chỉnh cho sản phẩm trước khi chính thức thực hiện.
Tạo mẫu là công đoạn đầu tiên trong quá trình đúc trống đồng, được tạo ra từ vật liệu chịu nhiệt là đất sét, cát hoặc hỗn hợp cát và đất sét. Sau khi tạo mẫu xong, tiếp đó các nghệ nhân sẽ tiến hành tạo khuôn đúc. Khuôn đúc được tạo hình theo mẫu trống, đảm bảo sự chính xác và chi tiết cao trong quá trình đổ đồng. Các nghệ nhân sẽ trộn lẫn trấu vào thật kỹ với đất sét giã nhuyễn, sàng lọc thành bột trộn với tro trấu để quá trình nung đất không bị bí, bề mặt thành phẩm sẽ mịn màng hơn. Mọi hoa văn trên khuôn sẽ được các nghệ nhân sửa sao cho giống với mẫu và đẹp nhất.
Sau khi trộn hỗn hợp đất sét và trấu xong, nghệ nhân sẽ thực hiện trải một lớp mỏng hỗn hợp này lên bề mặt khuôn đúc. Bằng cách này, khi đổ đồng vào khuôn , đất và trấu sẽ tạo thành một lớp bảo vệ bên ngoài. Ngoài ra, giúp trống không bị dính vào khuôn và dễ dàng tách ta sau khi đúc.
Người thợ dùng dụng cụ để làm phẳng bề mặt khuôn để đổ mặt trống. Các công cụ và kỹ thuật để tạo hình cho khuôn đúc theo thiết kế đã được xác định trước đó. Đồng thời tạo ra các đường viền, hoa văn và các chi tiết khác trên bề mặt khuôn, nhằm tạo nên hình dạng cùng mẫu trống mong muốn.
Hình Ảnh Nghệ Nhân Đang Vẽ Hoa Văn Lên Khuôn.
Quá trình chạm khắc hoa văn là công việc tốn kém thời gian và công phu. Yêu cầu sự tập trung cao và kỹ thuật của nghệ nhận, họ sẽ sử dụng các công cụ như búa, gỗ và các dụng cụ chạm khác để thực hiện công đoạn này. Người thợ phải đảm bảo rằng mỗi chi tiết và họa tiết được tạo ra một cách tỉ mỉ và chính xác nhất.
B2: Nung Khuôn
Sau tạo hình, khuôn sẽ được phơi khô rồi mang đi nung cho cứng. Các nghệ nghê sấy khô bằng củi lửa để tạo độ cứng và chắc. Tại công đoạn này, nếu không có kỹ thuật xử lý thì khuôn sẽ rất dễ bị nứt nẻ. Quá trình sấy khuôn kết thúc khi màu khuôn như màu gạch mới thôi.
Kiểm Tra Và Chỉnh Sửa Khuôn Trước Khi Rót Đồng.
B3: Rót Đồng.
Nguyên liệu trống đồng được tạo ra chủ yếu từ đồng nguyên chất
Hình Ảnh Đồng Trước Khi Được Nóng Chảy
Các Nghệ Nhân Đang Nung Chảy Đồng
Tiếp theo, người thợ sẽ để đồng nóng chảy để chuẩn bị đổ vào khuôn đúc sản phẩm.
Rót Đồng Vào Khuôn
Công đoạn đổ đồng thường được thực hiện bởi những người thợ có kinh nghiệm, sức khỏe và đòi hỏi sự phối hợp ăn ý từ khi nung, đây là bước đòi hỏi sự chuẩn xác và nhẹ nhàng. Đồng sẽ được nấu nóng chảy chuyển thành thể lỏng. Sau đó sẽ tiến hàng rót đồng nóng chảy vào khuôn.
B4: Tháo Trống Khỏi Khuôn Sau Quá Trình Đúc.
Trống sau khi đồng đã được đổ vào khuôn, người thợ phải chờ đồng cứng lại và nguội đi rồi mới tiến hành dỡ khuôn. Sau khi đồng nguội sẽ tiến hành tháo gỡ khuôn và ghép phần thân với bề mặt trống.
B5: Sửa Nguội Và Hoàn Thiện.
Trống sau khi được ghép phần thân và bề mặt trống với nhau sẽ được tiến hành sửa nguội. Đây mới chỉ là những sản phẩm thô và cần được trải qua một công đoạn nữa cũng không kém phầm quan trọng. Nghệ nhân mài giữa, chạm tách tạo ra những đường nét hoa văn đẹp .
Trống Được Làm Sạch Bụi Trước Khi Hoàn Thiện
Sau quá trình sửa nguội, trống sẽ được phủ một lớp sớn 2k bề mặt để tạo độ bóng và bảo vệ sản phẩm khỏi ảnh hưởng của môi trường.
Công Đoạn Đánh Bóng Trống Đồng
Cuối cùng là công đoạn làm bóng bề mặt, người thợ phải dùng giấy nhám tỉ mỉ mài từng chỗ, có tác dụng làm sạch các mảng đất bám còn xót lại từ khung đúc và để sản phẩm được nổi rõ chi tiết và có độ bóng bắt mắt.
Cận Cảnh Các Chi Tiết Của Trống Sau Khi Hoàn Thiện
Hiện nay, một số công đoạn đã được thay bằng máy móc hiện đại nhưng các công đoạn quan trọng trên vẫm được làm thủ công, nhờ vào đó tạo ra đặc trưng riêng của những sản phẩm làng nghề truyền thống.
Một Số Mẫu Trống Đồng Của Nghệ Nhân Làng Nghề Ý Yên - Nam Định
>>> Xem Thêm Mẫu Trống Đồng Dát Vàng Khác
Bài viết trên đã khái quát về quy trình đúc quả trống đồng tại làng nghề truyến thống. Hy vọng những thông trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và sẽ có cho mình sự lựa chọn về những mẫu trống đồng. Truy cập website của chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi, giảm giá khác tại đây.
Để được tư vấn, đặt hàng và biết thêm chi tiết về sản phẩm xin liên hệ Hotline: 0972.318.816
Tin liên quan
-
Gợi Ý 10 Mẫu Quà Tết Ý Nghĩa Và Sang Trọng
13/02/2024 -
Gợi Ý Quà Tặng Sếp Ngày Đầu Năm
16/02/2024
Bình luận